Menu site

TIN TỨC TÀI NGUYÊN DU LỊCH

Đồng Lộc biến đau thương năm xưa thành hành động hôm nay

Đã hơn 50 năm trôi qua nhưng những mất mát, đau thương tại chiến trường Đồng Lộc (Hà Tĩnh) vẫn luôn ám ảnh những người ở lại. Nỗi đau đã trở thành động lực cho những thế hệ nối tiếp nhau xây dựng, kiến thiết quê hương ngày càng xanh tươi, trù phú.

Quần thể di tích lịch sử - văn hóa Đền thờ, Quảng trường và tượng đài Mai Hắc Đế

Mai Hắc Đế, tên tự là Mai Thúc Loan, sinh vào khoảng cuối thế kỷ thứ VII, tại làng Mai Lâm - làng cổ xưa nhất của đất Hoan Châu, nay là Thôn Mai Lâm, xã Mai Phụ, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh. Từ nhỏ, Mai Thúc Loan đã phải theo mẹ rời quê lên sống ở làng Ngọc Trừng, Hoan Châu (nay thuộc huyện Nam Đàn, Nghệ An), vất vả kiếm sống bằng nhiều nghề. Lớn lên, ông nổi tiếng khắp vùng bởi trí thông minh, sức khỏe phi thường và giỏi đấu vật.

Chùa cổ Kim Dung

Cách trung tâm thành phố Hà Tĩnh chừng 15km về phía Đông Bắc có một ngôi chùa cổ kính, linh thiêng tọa lạc lưng chừng núi Bằng Sơn thuộc xã Thạch Bằng, huyện Lộc Hà đó là chùa Kim Dung.

Độc đáo ngôi chùa nằm trong hang đá ở Hà Tĩnh

Chùa Hang – di tích danh thắng nằm trên dãy núi Hồng Lĩnh thuộc phường Bắc Hồng, thị xã Hồng Lĩnh - Hà Tĩnh là ngôi chùa “đặc biệt”. Chùa có cung Tam bảo nằm trong hang đá, tựa vào mé sườn tây của đỉnh Mồng Gà nhìn ra phía trước là thung lũng bạt ngàn thông.

Phát triển du lịch Lộc Hà trở thành ngành kinh tế mũi nhọn

Huyện Lộc Hà là huyện ven biển nhưng có điều kiện tự nhiên mang đầy đủ những nét đặc trưng của địa hình đất nước bao gồm đồi núi, đồng bằng và biển cả. Với 56 di tích, danh thắng đã được xếp hạng (6 di tích cấp quốc gia và 50 di tích cấp tỉnh) và hàng chục lễ hội lớn nhỏ gắn với các loại hình du lịch biển phong phú và đa dạng.

Miền cát trắng nở hoa

Đồng Nôi - một địa chỉ quen thuộc với không ít các bạn trẻ yêu thích ngắm cảnh, chụp hình và cả những người tò mò về sự hồi sinh của cây cỏ trên vùng đất cát bao đời cằn khô. Giữa vùng cát trắng mênh mông, cảnh sắc Đồng Nôi đã làm say đắm biết bao du khách và lưu luyến những ai đã từng một lần dừng chân nơi đây.

Hương Sơn - Miền đất hữu tình...

Hương Sơn nghĩa là núi thơm. Về Hương Sơn (Hà Tĩnh) trong tiết trời ấm áp tháng 3, miền “núi thơm” càng toả ra nhiều vẻ đẹp về tình người, nết đất. Lại nghĩ, chẳng phải ngẫu nhiên, nơi đây lại sinh ra những văn nhân, hiền tài và cả những vẻ đẹp đời thường của người con gái.

Khai hội Lễ hội Hải Thượng Lãn Ông

Chiều ngày 27/02, tại Khu mộ Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác, UBND huyện Hương Sơn phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch long trọng tổ chức Lễ khai hội lễ hội Hải Thượng Lãn Ông và kỷ niệm 227 năm ngày mất Đại danh y Lê Hữu Trác. Bí thư Tỉnh ủy Lê Đình Sơn, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Trần Nam Hồng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Quốc Vinh; lãnh đạo các sở, ban, ngành, địa phương cùng đông đảo nhân dân tham dự.

Khai hội chùa Hương Tích

Sáng 21/2 (tức mùng 6 Tết Mậu Tuất), Sở VH,TT&DL phối hợp với UBND huyện Can Lộc tổ chức Lễ khai hội chùa Hương Tích, mở đầu năm du lịch Hà Tĩnh 2018.

Ngã ba Đồng Lộc đón hàng ngàn người dâng hương đầu Xuân

Với tấm lòng tri ân các anh hùng liệt sỹ đã hy sinh tuổi xuân cho đất nước, ngay trong những ngày đầu năm mới Mậu Tuất 2018, đã có hàng ngàn lượt người khắp mọi miền Tổ quốc đến thắp hương các anh hùng liệt sỹ và tham quan tại khu di tích lịch sử Ngã ba Đồng Lộc (Can Lộc - Hà Tĩnh).

Lễ hội Hải thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác sẽ bắt đầu từ ngày 27/02/2018

Theo thông tin từ UBND huyện Hương Sơn, lễ hội Hải thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác sẽ bắt đầu từ ngày 27/02/2018.

Dự kiến thời gian diễn ra các lễ hội lớn đầu năm 2018 tại Hà Tĩnh

Lễ hội, một nét đẹp văn hóa của người Việt Nam. Nhân dịp đầu năm mới Mậu Tuất, Ban biên tập website dulichhatinh.com.vn xin thông tin thời gian diễn ra một số lễ hội lớn trên địa bàn tỉnh.

Giòn thơm bánh đa Việt Xuyên

Chẳng ai còn nhớ nghề làm bánh đa của Việt Xuyên (Thạch Hà - Hà Tĩnh) có từ bao giờ, chỉ nghe người già kể lại, từ khi họ sinh ra đã thấy mẹ, thấy bà làm bánh. Đến hôm nay, Việt Xuyên vẫn nhộn nhịp các bà, các chị cùng nhau làm bánh, nhanh tay phơi những liếp bánh giữa trời nắng hanh.

Những khoảnh khắc thăng hoa của thợ rèn Trung Lương

Nghề thủ công truyền thống là nơi lưu giữ truyền thống văn hoá, tập tục sinh hoạt của người dân một vùng đất, một miền quê. Nương theo những câu chuyện huyền thoại về làng rèn Trung Lương (TX. Hồng Lĩnh, Hà Tĩnh) chúng tôi đã được chứng kiến những khoảnh khắc thăng hoa của người thợ khéo léo, tài hoa…

Đưa Ví giặm, Ca trù, Trò Kiều vào phát triển du lịch ở Hà Tĩnh

Chiều ngày 27/11/2017, tại Sở khoa học và công nghệ Hà Tĩnh đã diễn ra buổi nghiệm thu đề tài khoa học cấp tỉnh “Nghiên cứu, ứng dụng một số loại hình diễn xướng dân gian đặc sắc ở Hà Tĩnh (Ví giặm, Ca trù, Trò Kiều) nhằm phục vụ phát triển du lịch” .

Ngược dòng Lam Giang

Sông Ngàn Cả, sông Cả, Lam Giang, Thanh Long Giang, Lam Thủy hay sông Lam thực ra vẫn chỉ là những cái tên để gọi cho một dòng sông ở Hà Tĩnh. Có lẽ hiếm có con sông nào của Việt Nam lại có nhiều cái tên đẹp đến như thế.

Về “xứ trầm hương” Phúc Trạch

Ở “xứ trầm hương” Phúc Trạch (Hương Khê), ngoài trồng cây dó trầm, người dân còn chế tác trầm mỹ nghệ. Những sản phẩm từ bàn tay khéo léo của người thợ đã trở thành mặt hàng có giá trị kinh tế cao, giúp bà con tăng thu nhập.

Lộc Hà - Điểm đến ấn tượng

Nằm ở phía Đông Bắc tỉnh Hà Tĩnh, Lộc Hà là một huyện mới, thành lập năm 2007, được sát nhập bởi 7 xã của huyện Can Lộc và 6 xã của huyện Thạch Hà. Tuy là một huyện ven biển song Lộc Hà lại được trọn hưởng sự phong phú của điều kiện tự nhiên, mang đầy đủ nét đặc trưng bao gồm cả đồi núi, đồng bằng và biển cả. Điều này, tạo nên lợi thế tiềm năng du lịch lớn cho địa phương.

Du lịch sinh thái Hải Thượng - Nơi hồn quê hội tụ

Từ Hồng Lĩnh ngược về phía tây theo Quốc lộ 8A, qua cầu Linh Cảm là đến Hương Sơn. Về với Hương Sơn, du khách không những được thưởng thức bát nước chè xanh hay những đặc sản nổi tiếng như dê núi, cá mát mà còn được tham quan nhiều di tích lịch sử - văn hóa có ý nghĩa.

Đền Trầm Lâm và huyền thoại về vua Hàm Nghi

Trong một chuyến công tác lên huyện miền núi Hương Khê, tôi tìm về mãnh đất Phú Gia trong tâm thức kỳ lạ không giải thích được, suy nghĩ miên man và ngập tràn vọng niệm. Trong mình có cái háo hức khám phá một miền sơn cước nghĩa tình; có cái hoài niệm của kẻ hậu sinh đi tìm dấu tích bậc tiền nhân và có cả nỗi buồn thấp thoáng khi tìm về một miền phế tích hơn trăm năm đang chật vật sống lại trong những nỗ lực của hậu thế.

Các tin khác